当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Sabail vs Qarabag, 22h00 ngày 11/4: Một trời một vực 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Tottenham vs Frankfurt, 2h00 ngày 11/4: Đêm London tưng bừng
TIN BÀI KHÁC
Luật thông qua, tôi có được chuyển giới ở Việt Nam?" alt="Là người giám hộ hợp pháp, anh tôi lại có những hành vi sai trái..."/>Là người giám hộ hợp pháp, anh tôi lại có những hành vi sai trái...
Tại Bảo tàng lịch sử quốc gia, các học sinh lớp 6 của nhà trường hào hứng khi lần đầu được học thông qua các hiện vật cụ thể và được lắng nghe thuyết minh lôi cuốn. Nhờ vậy, giờ học Lịch sử vốn bị nhiều học sinh mặc định là khô khan và “khó nuốt” trở nên hấp dẫn, dễ tiếp cận.
Chủ đề được lựa chọn trong tiết học lần này là “Tìm hiểu về lịch sử thời tiền sử đến Việt Nam 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên”.
Quan sát các hiện vật cụ thể như trống đồng hay một số di vật đồ gốm còn sót lại được trưng bày, học sinh hào hứng khi biết tới những hoạt động của con người trong thời kỳ đồ đá cùng sự giao lưu văn hoá giữa các vùng.
Lịch sử Việt Nam thời dựng nước đầu tiên với ba trung tâm văn hoá là văn hóa Đông Sơn của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc; văn hóa Sa Huỳnh của Vương quốc Champa và văn hóa Đồng Nai, Óc Eo của Vương quốc Phù Nam cũng được tái hiện thông qua các hiện vật và lời thuyết minh, đã gây ấn tượng mạnh cho học sinh về sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt.
Học sinh thích thú lắng nghe
Sau đó ghi chép lại kiến thức
Xúc động trước những hiện vật và lời thuyết minh truyền cảm của cô hướng dẫn viên, Nguyễn Thị Hà Phương, học sinh lớp 6C1, Trường THCS Chu Văn An cho biết, “lần đầu tiên, con thấy môn lịch sử lại thú vị đến thế”.
“Được lắng nghe và quan sát, con hiểu cách con người ở thời kỳ đồ đá làm ra công cụ để săn bắt, hái lượm. Những điều này, nếu chỉ nghe thầy cô giáo giảng trong 45 phút, thông qua các hình ảnh trong sách giáo khoa, có lẽ con sẽ rất khó khăn để ghi nhớ”, Hà Phương cho biết.
Trần Hoàng Minh, học sinh lớp 6C2 cũng nhận thấy việc học tại bảo tàng “rất khác” khi ngồi trên lớp với tiết học 45 phút.
“Con cảm thấy cách học như vậy giúp con càng hiểu và yêu hơn về lịch sử đất nước mình. Khi đi tìm hiểu, con ấn tượng nhất với hình ảnh trống đồng. Hình ảnh này con đã được nhìn thấy trong sách giáo khoa, nhưng khi được tận mắt chứng kiến, con càng thấy khâm phục vì ông cha ta đã tái hiện hoạt động sinh sống của mình trên mặt trống đồng rất tỉ mỉ và khéo léo. Nhờ đó, con cũng yêu thích hơn và muốn được tìm hiểu nhiều hơn nữa về lịch sử dân tộc mình”.
Giáo viên hoàn toàn có thể dạy học tích hợp
Đưa học sinh tới tham gia trải nghiệm, nhìn các em hào hứng với những điều được nhìn, được nghe, cô Vũ Hạnh Nguyên, Phó hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An nhận thấy, “các hiện vật được trưng bày ở bảo tàng đã rút ngắn khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, khiến những điều học sinh học trong sách vở không còn trừu tượng mà hiện hữu ngay trước mắt”.
Việc dạy học gắn với kiến thức thực tiễn trong đời sống, theo cô Nguyên, là một trong những mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
“Học sinh được học lịch sử thông qua những câu chuyện và phương tiện dạy học trực quan sẽ giúp kiến thức được củng cố nhiều lần. Nhiều thao tác tư duy phải vận động cùng lúc khiến buổi học không bị nhàm chán và trở nên hiệu quả hơn”.
Không chỉ được tham quan, học sinh còn được tái hiện lại kiến thức thông qua các trò chơi, ví dụ, tái hiện lại hình ảnh đóng cọc trên sông Bạch Đằng, sau đó ghép tranh và cuối cùng là thuyết trình về trận chiến năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo. Từ đó, kiến thức sẽ được khắc sâu hơn rất nhiều.
Học sinh tái hiện lại hình ảnh đóng cọc trên sông Bạch Đằng.
Ghép tranh và thuyết trình về trận chiến năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo.
Mặt khác theo cô Nguyên, thông qua hoạt động này, học sinh không chỉ học được kiến thức Lịch sử mà còn tích hợp được kiến thức của nhiều môn học khác. Ví dụ như ở môn Sinh học, học sinh sẽ biết thời kỳ nguyên thủy con người sẽ sống và săn bắt như thế nào; hay ở kiến thức Địa lý, học sinh sẽ biết về tác động của thủy triều ra sao,…
Việc tổ chức dạy học tích hợp cũng là hướng tiếp cận mới các giáo viên trong nhà trường đang bắt đầu triển khai.
“Trước đây, mỗi giáo viên Lịch sử, Địa lý sẽ dạy các môn học của mình theo chuyên môn riêng. Do đó, khi nghe đến việc phải dạy học tích hợp, dạy học liên môn, các giáo viên đều rất lo lắng. Nhưng thực tế, việc dạy học tích hợp tức đưa kiến thức lịch sử vào bài địa lý và ngược lại, chứ không phải là một giáo viên Lịch sử phải chuyển sang đi dạy Địa lý”.
Do đó, theo cô Nguyên, giáo viên giữa các môn phải có sự chia sẻ hay sinh hoạt chuyên môn chung để có thể tích hợp một phần hoặc tích hợp theo chủ đề, đảm bảo phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.
Trong năm học qua, Trường THCS Chu Văn An cũng đã tổ chức tập huấn cho giáo viên. Nhờ đó, giáo viên có thời gian để tiếp cận, thực hành quan điểm giáo dục mới trong dạy học chương trình cũ.
“Ngoài chuyên môn của từng người, các giáo viên phải có sự giao thoa, hỗ trợ lẫn nhau, từ đó sẽ dần dần làm chủ được chương trình”, cô Nguyên nói.
“Việc học Lịch sử qua trải nghiệm không chỉ khiến học sinh mà cả giáo viên cũng cảm thấy hứng thú. Nếu như 45 phút trên lớp chỉ đủ để các con tiếp cận với hình ảnh thông qua trình chiếu của giáo viên và tài liệu trong sách giáo khoa, thì với hoạt động trải nghiệm tại bảo tàng, các con được tiếp xúc với những hiện vật thật. Vì vậy, kiến thức sẽ được khắc sâu hơn. Nếu học mà không gắn với trải nghiệm thực tế sẽ là một thiếu sót lớn. Nhiều khi, các con đến di tích lịch sử nhưng không hiểu những câu chuyện lịch sử đằng sau đó. Vì thế, chúng tôi sẽ cố gắng kết nối kiến thức trong sách giáo khoa với thực tế để các con dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn. Hoạt động trải nghiệm này cũng chính là bước đệm và là cơ sở để chúng tôi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới tới đây”. (Cô giáo Phạm Thị Ngọc Thúy, Trưởng bộ môn Lịch sử của Trường THCS Chu Văn An) |
Thúy Nga - Vân Anh
Khi xây dựng chương trình phổ thông mới, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp giáo dục tài chính vào 6 môn học gồm Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm.
" alt="Thầy trò Hà Nội 'biến hoá' giờ học Lịch sử để dễ hiểu, dễ nhớ"/>Thầy trò Hà Nội 'biến hoá' giờ học Lịch sử để dễ hiểu, dễ nhớ
Rời quê vào thành phố đã nhiều năm, đồng lương làm mướn của họ cũng chỉ vừa đủ để đóng trọ và nuôi 2 con nhỏ. Khi buộc phải nghỉ việc, chị Hương được công ty hỗ trợ 85 nghìn đồng/ngày, còn chồng chị không có khoản hỗ trợ nào.
Hơn 3 tháng thất nghiệp, chủ nhà trọ chỉ bớt cho 400.000 đồng tiền phòng. Vì vậy, dù đã chắt chiu lắm nhưng số tiền được hỗ trợ quá ít ỏi, sau khi đóng tiền trọ thì chẳng còn dư bao nhiêu. Tháng nào, gia đình chị cũng phải vay mượn để trang trải cuộc sống.
![]() |
Nhiều người dân không thể bám trụ ở thành phố, đành về quê chờ dịch qua. |
Đầu tháng 10, thành phố chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, nghe tin công ty hoạt động trở lại, chị Hương thấp thỏm mong chờ. Chị cũng đã đăng ký để được đi làm ngay từ những ngày đầu, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thông báo đi làm.
Chị Hương bùi ngùi: “Nghe nói công ty tôi mới đi làm 20% nhân công, không biết khi nào chúng tôi mới có thể đi làm trở lại, sắp hết năm rồi”.
Trước thời điểm dịch bùng phát, gia đình chị Hương đã lên kế hoạch cho Tết 2022. Theo thường lệ, năm nào họ cũng về quê sum vầy với người thân. Thế nhưng năm nay, sau nhiều tháng thất nghiệp, phải vay mượn để cầm cự ở thành phố, họ đã từ bỏ ý định đó.
![]() |
Sau 3 tháng thất nghiệp, nhiều lao động đang mong chờ để được quay lại với công việc. |
“Các năm trước, chỉ riêng tiền xe khách về quê cho 4 người đã hơn 10 triệu đồng, chưa kể nhiều chi phí sắm sửa khác. Vì vậy, không chỉ chúng tôi mà nhiều gia đình khác trong xóm trọ đã quyết định sẽ ở lại thành phố. Tết này, tôi chỉ mong thời gian nghỉ ngắn lại, nếu công ty vẫn hoạt động, tôi sẽ đăng ký đi làm để bù lại thời gian nghỉ vừa rồi”, chị Hương giãi bày.
Cùng chung tâm trạng như chị Hương là vợ chồng anh Nguyễn Văn Công, cũng làm công nhân tại quận Bình Tân. Hơn 3 tháng thất nghiệp, vợ chồng anh mới nhận được 1 đợt hỗ trợ của thành phố, số tiền 1,5 triệu đồng thậm chí chưa đủ để đóng 1 tháng trọ.
Giữa tháng 10, anh Công được công ty gọi đi làm, còn vợ của anh vẫn đang phải chờ, chưa biết bao giờ mới có việc. “Từ giờ đến Tết chỉ còn vài tháng, công việc lại không nhiều, nên dù muốn thì chúng tôi cũng chẳng lo nổi kinh phí để mà về quê”, anh Công chia sẻ.
Khánh Hòa
Sở GTVT TP.HCM mới đây đã cảnh báo tình trạng một số nhóm trên mạng xã hội lấy danh nghĩa là hội đồng hương, chuyến xe nghĩa tình… của các tỉnh để lừa gạt người dân đang có nhu cầu cấp thiết được về quê.
" alt="‘Tôi mong Tết 2022 ngắn lại, công ty vẫn hoạt động bình thường’"/>‘Tôi mong Tết 2022 ngắn lại, công ty vẫn hoạt động bình thường’
Nhận định, soi kèo PSM Makassar vs Semen Padang, 15h30 ngày 10/4: Sáng cửa dưới
TIN BÀI KHÁC
Bị phạt một nơi, nộp phạt một nơi có được không?" alt="Xử phạt thế nào đối với học sinh lớp 10 đi xe máy?"/>![]() |
Cụ Lượng thuộc diện hộ nghèo đã lâu, gia đình không có tài sản gì. |
Nước mắt ngắn dài, cụ Lượng tâm sự, trước đây ông Niên lập gia đình với một người phụ nữ cùng làng. Niềm vui càng nhân lên khi gia đình có thêm hai con là Kim Huệ (SN 2007) và Tuấn Kiệt (SN 2009).
Hạnh phúc quá ngắn ngủi khi vợ ông Niên đột ngột bỏ lại 3 bố con để vào TP HCM sinh sống. Từ đó, ông Niên sống cảnh gà trống nuôi con, trở thành trụ cột cho người mẹ già và hai đứa con thơ dại.
Vốn không có nghề nghiệp ổn định, để có tiền trang trải cuộc sống với 4 miệng ăn, ông Niên nhận làm đủ việc, phụ hồ, trồng tràm, nhặt phế liệu và nhiều công việc thời vụ khác. Thậm chí, ngay trước lúc lâm bệnh ông vẫn gắng gượng làm.
![]() |
Cụ Lượng bên những bao đựng bai thông do cụ tích cóp hàng ngày. |
Trong khi đó, hàng chục năm nay, cụ Lượng vẫn mưu sinh bằng nghề nhặt bai thông. Công việc vất vả, thu nhập thấp (5.000 đồng/ký) nhưng với cụ, đây là công việc nuôi sống cụ bấy lâu nay, là chiếc phao cứu sinh cụ bám vào để lo lắn cho con cháu.
“Những hôm khỏe, tôi lên rừng từ lúc 4h, vì đi đến nơi trời đã rất sáng rồi. Tháng ngày con nằm viện, sợ không ai nhắc dậy nên tôi không dám chợp mắt. Tôi chỉ mong trời nhanh sáng để được đi nhặt bai",cụ kể. Đi từ sớm đến trưa thì cụ về, hai chân như lết từng bước vì bai thông nhiều, chất đầy bao nặng nhọc.
"Mấy hôm nay tôi phải đi xa cả chục kilomet thì mới có bai thông. Có lần tôi đi xa quá, bị lạc trong rừng. Ngày nắng vừa đi vừa nghỉ không biết bao nhiêu lần, chiều muộn mới về tới nhà", cụ nói.
![]() | ||
Hiện tại, cơ thể ông Niên đang đặt máy tạo nhịp tim nhân tạo, ông không làm gì được.
|
Trung bình mỗi ngày, cụ nhặt được khoảng 15-20 kg bai thông, bán được vài chục ngàn đồng. Số tiền này dành để mua thức ăn cho cả nhà. Chứng kiến cảnh mẹ già còm cõi lao động nuôi con bệnh, cháu nhỏ, nhiều người không khỏi xót xa.
Mặc dù vậy, cuộc sống vẫn yên ả cho đến khi con trai út của cụ, ông Nguyễn Văn Niên (SN 1977) phát hiện mắc bệnh tim.
Ông Niên kể lại, đầu năm 2020, nhiều lần đi phụ hồ, ông bị ngất xỉu tại các công trình. Nhưng vì gia cảnh khó, cứ thế ông cắn răng chịu đựng. Mãi đến cuối năm 2020, được mọi người khuyên nhủ, ông mới khăn gói đi khám.
![]() |
Những bữa ăn hàng ngày của gia đình cụ Lượng. |
Lặn lội qua nhiều bệnh viện khác nhau nhưng tìm không ra bệnh mà chi phí cũng cạn kiệt, cuối cùng, bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị chẩn đoán ông bị đau tim, phải phẫu thuật để đặt máy tạo nhịp tim. Lúc ấy, mọi người trong gia đình đều ngã ngửa.
“Cả nhà chỉ có 2 sào ruộng, được mùa thì mới đủ 4 miệng ăn, nếu mất mùa thì phải mua thêm gạo. Trước đây tôi còn khỏe thì đi làm lấy công về trang trải cuộc sống. Vậy nên không có tiền để dành. Khi đau ốm được các anh chị em vay mượn cho mới có tiền phẫu thuật”, ông Niên chia sẻ.
![]() |
Bé Kim Huệ đang học lớp 8 còn Tuấn Kiệt học lớp 7 Trường Tiểu học và THCS Cam Tuyền. |
Hai con của ông Niên đang học cấp 2, do nhà nghèo nên được miễn giảm một số chi phí. Thế nhưng với tình cảnh hiện tại, bố đau, bà già yếu, rất có thể các em sẽ phải dừng lại việc học.
Hàng ngày, ngoài giờ học, hai em vẫn giúp bà phụ giúp việc nhà. Tuổi nhỏ, sức khoẻ không có, các em chẳng làm được gì nhiều, cụ Lượng vẫn là người cáng đáng chính.
![]() | ||
Ngoài nhặt bai thông, cụ còn nhặt củi về bán kiếm tiền nuôi con út mắc bạo bệnh.
|
Mới đây, ông Niên lại lên cơn đau tim, một mình đi tái khám. Lần này, ông bị nhiễm trùng ở vị trí đặt máy tạo nhịp tim, phải tiếp tục phẫu thuật. Khoản nợ cũ vẫn chưa trả được, nợ mới chồng chất, tổng lên đến 50 triệu đồng khiến gia đình thêm khánh kiệt.
Phó Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ) Trần Thọ Bình cho biết, hoàn cảnh của cụ Lượng quá bi đát. Mong bạn đọc có thể quan tâm, giúp gia đình cụ vơi bớt khó khăn, ông Niên có thêm chi phí điều trị bệnh.
Hương Lài
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Gánh nợ 50 triệu đồng, mẹ già còng lưng đi rừng nuôi con bệnh tật
![]() |
Căn bệnh ung thư máu đe dọa đến tính mạng của Hoài từng ngày |
Tai hoạ ập đến với đứa trẻ 15 tuổi ấy vào một ngày tháng 11/2020. Thời điểm đó, Hoài đang chuẩn bị hoàn thành nốt học kỳ I năm lớp 9. Thế nhưng bỗng nhiên suốt 10 ngày, em cảm thấy nôn nao, khó thở, cơ thể xanh xao.
Đến Bệnh viện huyện Quang Bình khám, bác sĩ thấy em thiếu máu trầm trọng đã huy động người thân hiến máu. Truyền máu xong, tình hình vẫn chưa khả quan hơn, bác sĩ khuyên gia đình nên đưa Hoài chuyển tuyến vì nghi em bị viêm bạch cầu.
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang, các bác sĩ tiến hành chọc tuỷ, làm các xét nghiệm phát hiện Hoài mắc bệnh ung thư máu. Đúng lúc chuẩn bị chuyển tuyến xuống Viện huyết học và truyền máu Trung ương, em bị đổ máu mũi nhiều đến mức không thể cầm được. Tình trạng trầm trọng buộc phải tiếp thêm máu ngay lập tức.
Dù chuyển tuyến lúc này sẽ có nguy cơ tử vong trên đường vì mũi xuất huyết quá nhiều, thế nhưng nuôi hy vọng cứu con, bố mẹ Hoài đã xin bác sĩ cho con được xuống Hà Nội điều trị.
Biết gia cảnh của Hoài khó khăn, các bác sĩ tại bệnh viện đa khoa tỉnh vô cùng cảm thương, đứng ra kêu gọi giúp bố mẹ Hoài có tiền cho con chuyển viện. Trên chuyến xe gấp gáp chở sinh mạng bé nhỏ, không biết bao nhiêu lần chị Đặng Thị Kim rơi nước mắt vì thương con, cũng không đếm được có bao nhiêu lời cầu nguyện của người mẹ trước số phận bất hạnh của con mình.
Cả gia đình kiệt quệ
Chị Đặng Thị Kim (mẹ của Hoài) nhớ như in khoảnh khắc sự sống của con như “chỉ treo mành treo chuông”. Lúc máu không ngừng đổ ra nơi hai mũi, Hoài bỗng thốt lên: “Bố mẹ ơi! Bố mẹ nhận ai làm con nuôi đi, để có người chăm sóc sau này, con không sống được mất rồi, con chảy máu thế này không biết bao giờ đi đâu”.
Bằng nỗ lực kịp thời, các bác sĩ tại Viện huyết học và truyền máu Trung ương đã cứu được tính mạng Hoài. Do thời gian đầu máu mũi không ngừng chảy, em thường xuyên phải qua Bệnh viện E thay gạc và bông trong mũi.
Mới truyền được 1 đợt hoá chất đầu tiên, chi phí tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm đã hết hơn 30 triệu đồng. Con số quá lớn đối với một gia đình người dân tộc Dao thuộc diện nghèo nhất thôn như nhà chị Kim.
![]() |
Mắc bạo bệnh, Hoài luôn khao khát được sống để đi cùng các bạn |
Dù phía bệnh viện khuyên chị nên cho con ở lại theo đúng phác đồ điều trị, song bởi gánh nặng kinh tế quá lớn, chị buộc lòng phải đưa con về nhà. Gia đình mấy miệng ăn chỉ trông chờ vào vài sào ruộng, bản thân chị Kim vừa đi làm cho một công ty sản xuất mỳ ăn liền trên địa bàn huyện Tiên Du (Bắc Ninh) được 2 tháng, thu nhập chưa được bao nhiêu thì con đã đổ bệnh.
Để lo chi phí điều trị cho con, chị phải vay ngân hàng, vay người thân, tổng số nợ đến nay đã hơn 100 triệu đồng. Trước lúc kỳ thi tốt nghiệp THCS diễn ra 2 tháng, bệnh tình của Hoài trở nặng. Một lần nữa, chị đưa con nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Những đợt truyền hoá chất khiến Hoài suy kiệt trầm trọng. Kéo theo đó là tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm cũng lớn dần, số tiền vay mượn nhanh chóng cạn sạch.
![]() |
Em Hoài đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ để kéo dài sự sống |
Đứng trước nguy cơ con phải dừng điều trị vì cha mẹ hết tiền, chị Kim tuyệt vọng không biết cầu cứu nơi đâu. Nhất là trong tình cảnh hiện tại, dịch Covid-19 đang bủa vây khiến chị không thể xoay sở.
Ông Đặng Xuân Ninh, trưởng thôn Chàng Mới xác nhận: “Gia đình cháu Hoài khổ lắm. Bố cháu tên là Đặng Văn Minh. Nhà thuộc diện nghèo nhất thôn rồi giờ con cái lại bị bệnh hiểm nghèo, thành ra nợ nần khắp nơi. Hai mẹ con cháu đi viện suốt. Chính quyền thôn chúng tôi cũng cố gắng hỗ trợ nhưng quả thật cũng có hạn thôi. Tôi rất mong các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ".
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Xót xa cậu bé ung thư xin bố mẹ nhận con nuôi để có người phụng dưỡng